Trang chủ Cơ hội nghề nghiệp Học ngành y phải biết giấu cảm xúc tình cảm nếu không muốn thất nghiệp?
Học ngành y phải biết giấu cảm xúc tình cảm nếu không muốn thất nghiệp?

Cảm xúc ảnh hưởng rất lớn đến y nghiệp, mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh. Người hành nghề khám chữa bệnh phải biết kiểm soát cảm xúc của mình một cách có kỹ năng thì sẽ được yêu mến và tôn trọng.


Làm việc ngành y sướng hay khổ?

 

Áp lực công việc cứu chữa người bệnh đè nặng bên những kẽ bon chen, tính toán cơm, áo, gạo, tiền rất đời thường. Do vậy, để các y bác sĩ kiểm soát được cảm xúc của mình trong tình trạng bệnh viện luôn quá tải thật không hề dể dàng chút nào.

Bệnh viện là “một cái xã hội thu nhỏ” ai cũng muốn người bệnh nhà mình được ưu tiên trước, họ tìm đủ mọi cách để được ưu tiên nhưng nếu không được thoả mãn thì học hoàn toàn có thể …với các thầy thuốc.

Nghề y đặc biệt cao quý nhưng có nên theo học ngành y?

Có người vào bênh viện thăm người thân ốm gặp người quen cũ, vui quá cứ cười nói oang oang, rồi cười sằng sặc mà quên là mình đang ở trong bệnh viện. Nếu bị nhân viên Y tế nhắc nhở có khi làm tìm cách gọi đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về “thái độ y bác sĩ” hách dịch. Khi Y Bác sĩ bị phản ánh trên đường dây nóng Bộ Y tế thì chưa biết đúng sai, thực hư cứ tạm đình chỉ công tác để điều tra phản ánh của Nhân dân.

Cũng có sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng lần đầu đến bệnh viện thực tập, chết khiếp khi thấy cảnh người nhà bệnh nhân chửi mắng nhân viên y tế vì muốn vào thăm người bệnh nhưng chưa đến giờ được thăm theo quy định Bệnh viện.

Không ít nhân viên Y tế không biết kiểm soát cảm xúc của mình, cứ đem bực tức bên ngoài xã hội về đổ lên đầu người bệnh khiến cho gia đình luôn sợ hãi và ức chế, ác cảm đối với người làm nghề y.

Những cách thể hiện cảm xúc không đúng đối tượng, không đúng chỗ là điều cấm kị đối với người làm nghề y vì khi thầy thuốc mất kiểm soát cảm xúc rất dễ dẫn đến những quyết định, phương pháp chữa bệnh không phù hợp gây tai biến Y khoa để lại hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng sức khoẻ người bệnh, còn bản thân thầy thuốc thì sự nghiệp cũng tan tành chỉ vì một phút thiếu kiềm chế cảm xúc.

áp lực thầy thuốc

· Làm thế nào để thầy thuốc có thể kiểm soát được cảm xúc của mình?

Đó là quá trình rèn luyện nổ lực ngay khi còn ngồi trên ghế Trường Trung cấp Y khoa Hà Nội Pasteur.Bác sĩ Linh Thị Công cho biết: “Học cách kiểm soát cảm xúc cũng là học cách làm người điềm tĩnh, vị tha, nhân ái, phải học làm người cư xử có văn hóa”.

Về mặt sinh học: Bạn không thể sáng suốt khi mất kiểm soát cảm xúc của mình (nên mới có câu là: anh ấy mất trí rồi, hay anh ấy đã để cho cảm xúc lấn át lý trí). Hãy nhớ lấy điều này: Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc của mình? Câu trả lời là: Bạn có thể vì Trường Y khoa Pasteur dạy bạn những kỹ năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi hành nghề y.

· Về mặt y học, cảm xúc là những phải ứng hóa học, kết hợp với những tín hiệu điện trong não bộ của bạn. Những phản ứng đó bị kích hoạt bởi cách mà bạn diễn giải sự kiện xáy ra xung quanh. Cùng một sự kiện, nhưng cách diễn giải hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, câu hỏi thực sự không phải là làm cách nào để kiểm soát cảm xúc của mình, mà là làm thế nào để kiểm soát yếu tố "châm ngòi" cho cảm xúc đó bùng phát.

Người học ngành y phải đặt địa vị mình vào người bệnh để cư xử đúng mực, bớt đi sự giận dữ nhưng cũng đừng mặc cảm, tự ti trước những người bệnh nhiều tiền hay quan chức để quỵ lụy đánh mất mình. Khi có chuyện vui hãy nhìn người bệnh đang buồn để đừng thể hiện niềm vui thái quá. Khi đau khổ nên nghĩ đến người bệnh còn bất hạnh hơn để đừng “giận cá chém thớt”. Không ấm ức khi thấy người khác hạnh phúc hơn mình và cũng không vui trước sự bất hạnh của người khác…

sinh viên ngành y

Người làm nghề y nếu kiểm soát được cảm xúc của mình luôn được mọi người tin yêu tôn trọng, không bao giờ phải ân hận bởi cách cư xử, những bước đi sai của mình. Đó là hạnh phúc, là thành công lớn nhất trong Y nghiệp mà Trường Trung cấp Y khoa Pasteur muốn nhắn nhủ người học.

 

free statistics

DMCA.com Protection Status